Các doanh nghiệp kỳ vọng gì ở sản phẩm mình tạo ra.

Đối với mọi doanh nghiệp, điều quan trọng nhất không phải là chất lượng sản phẩm tốt đến mức nào mà là có bán được sản phẩm hay không. Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi đầu tư rất nhiều vào marketing, xây dựng thương hiệu sản phẩm và hệ thống phân phối nhưng lại thiếu một hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Kết quả là khách hàng chỉ đến với doanh nghiệp một lần rồi đi, không phải vì sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của họ mà do thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp bỏ qua tài sản vô giá của mình là những khách hàng cũ để ra sức tìm khách hàng mới và vòng luẩn quẩn lặp lại. Nghịch lý là chi phí để doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới cao gấp nhiều lần chi phí để giữ chân một khách hàng cũ.


 


        Gần đây, xu hướng phát triển mới của các tập đoàn toàn cầu ở Châu Âu và Mỹ là thuê ngoài hệ thống chăm sóc khách hàng.

       Làn sóng này cũng đang đổ bộ như vũ bão đến các quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế toàn cầu hóa kéo theo cạnh tranh gay gắt càng thôi thúc các doanh nghiệp Việt phải tìm giải pháp nâng cao hệ thống chăm sóc khách hàng để giữ chân và tìm kiếm khách hàng ngày hiệu quả hơn.

CRM là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp ra gia công bên ngoài. Điều này nghĩa là hệ thống chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ được vận hành bởi một công ty khác với chính nhân viên và cơ sở hạ tầng, thiết bị mà họ cung cấp.

        Vậy lý do nên hệ thống chăm sóc khách hàng là gì?

       Ước tính rằng các công ty có thể tiết kiệm chi phí từ 30% đến 60% bằng cách thuê dịch vụ hệ thống chăm sóc khách hàng. Việc thuê ngoài không chỉ góp phần giúp các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận cận biên, xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng mà còn có thể tập trung nguồn lực nội bộ vào ngành kinh doanh cốt lõi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài còn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức mà trước đây họ phải đầu tư vào những yếu tố như tuyển dụng, đào tạo nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, lặp đặt hệ thống điện thoại...vv. Hơn nữa, khi sử dụng nguồn lực này, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của dịch vụ nhận được, còn tất cả rủi ro tài chính sẽ “nhường lại” cho nhà cung cấp dịch vụ.



       Hãy trở thành những nhà quản lý thông minh khi sử dụng giải pháp chăm sóc khách hàng TIDCare.

[Trở về]